28 December 2013

Careers at the old time in Vietnam,my country / Các nghề nghiệp xưa ở Việt Nam

 Photo Source: Internet
Collected by / Sưu tầm: Lee's Corner
I specially like ancient things,can be anything but old,from "mummy" to fine art porcelain,old pictures...everything that shows you their history is very worthy for me!Recall back the time when I was a little girl,anytime my parents took me to the History Museum (at No 1 Trang Tien Street,Hanoi) I was so delight to spend tired-less all day long there searching for every small ancient things.They were so beautiful and utter interesting as I was sucked on the glasses of their showing cases and the Mummy of an Ancient Vietnamese was impressed me the most,I stood there,in front of it,gasped without a word!
This album is about the common careers in Vietnam long time ago,around 1st-3rd decade of 20th Century,these pictures were all in black and white colors (which was the only technique to take photo at that time in Vietnam).Amazing that some of these careers are still continued until now with more developments,how interesting they are!This is a very precious and valued album for us now to understand more about our culture history.


Mình thật sự thích những gì gọi là "đồ cổ",tất cả những gì có giá trị về lịch sử đều gợi cho mình cảm giác rất thú vị!Nhớ lại hồi còn bé(học lớp 2-3),mỗi lần được bố mẹ cho đi chơi Viện Bào Tàng Lịch Sử (số 1 phố Tràng Tiền,Hà Nội),mình có thể lang thang trong đó cả ngày không cần ăn uống gì chỉ để dán mắt vào những cổ vật được bày trong tủ kính,từ những hòn đá,xương động vật tới các đồ dùng bằng sành sứ,vũ khí giáo mác....đều có sức hút mãnh liệt đối với một cô bé con là mình và ấn tượng nhất là xác ướp người Việt cổ đặt trong một thân cây đẽo thành hình cái thuyền với nhiều đồ vật như nồi niêu,vũ khí...bày xung quanh.Mình vẫn còn nhớ là mình đã "há hốc" miệng ra không nói nên lời khi nhìn thấy xác ướp đó và gần như "dán mũi" vào tủ kính để nhìn .Nếu được chọn lại nghề nghiệp thì có lẽ mình muốn làm nhà khảo cổ đấy mọi người ạ!
Bộ ảnh mình sưu tầm được dưới đây là bộ ảnh từ những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20 miêu tả về các ngành nghề thịnh hành thời đó ở Việt Nam.Vì kỹ thuật chụp duy nhất được du nhập vào Việt Nam lúc bấy giờ là đen trắng nên toàn bộ những bức ảnh này đều chỉ có 2 màu đen trắng thôi.Mình cũng đã xem và biết đến một bộ ảnh màu hiếm hoi chụp tại Việt Nam từ thời kỳ này do nhiếp ảnh gia đến từ nước ngoài chụp và có lẽ những bức ảnh dưới đây cũng do các nhiếp ảnh gia người Pháp chụp.Và thật thú vị là tuy một số nghề đã bị thất truyền (do nhu cầu của xã hội,cuộc sống) nhưng vẫn còn một số nghề tồn tại cho tới ngày nay với sự phát triển hơn. Những bức ảnh này rất có giá trị về lịch sử,con người và văn hóa Việt Nam,nó đã lột tả một cách chân thực về cuộc sống hàng ngày của người Việt lúc bấy giờ giúp chúng ta thêm hiểu về đất nước,con người của mình hơn.
 Street Vendors (selling betel) / Người bán dạo,bán vỏ và trầu
 Barber / Cắt tóc dạo
 Another barber / Cắt tóc dạo
 Barber with "cleaning the ears" service / Căt tóc kiêm lấy ráy tai 
 Carpenters / Thợ mộc
 Drawer,lacquere and gilder / Thợ vẽ,sơn son thếp vàng
 Woven silk / Dệt tơ
 The man who collected the payment for life supplement / Người thu tiền
 Making cooking oil / Làm dầu ăn
 Market selling ceramics / Chợ bán đồ gốm
 Making paper / Chế tạo giấy
 Blacksmith / Thợ rèn
 Group of Musicians / Một nhóm các nhạc công
 Another group of young musicians / Một nhóm nhạc công nhỏ tuổi
Making paper again / Làm giấy
Making and selling parasols,umbrella / Làm lọng
 A Hunter / Thợ săn
"Pho" Peddling / Bán Phở Gánh
Troupe / Gánh Hát,dàn nhạc lưu động
 Painter of traditional painting at Hang Trong Street,Hanoi / Họa sỹ tranh dân gian Hàng Trống
 Wood Carvers / Thợ điêu khắc gỗ
 A Tea shop / Quán bán nước trà
 Postmen / Những người chuyển thư
 The Post Car from Saigon to Tay Ninh / Xe phát thư từ Sài Gòn đi Tây Ninh
 A rest tent for postmen in the middle of forest / Trạm dừng chân nghỉ đêm của những người đưa thư ở giữa rừng
 Artist,painter / Họa sỹ
 Barbers on the street / Cắt tóc vỉa hè
 Post Car / Xe bưu điện

No comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...